CÂU HỎI ĐUÔI (TAG QUESTION) – Phần 2
Trong bài viết trước, The Enest đã gửi tới các bạn định nghĩa, chức năng và quy tắc hình thành câu hỏi đuôi (tag question). Tuy nhiên, bên cạnh các trường hợp phổ biến, câu hỏi đuôi cũng có những trường hợp đặc biệt cần ghi nhớ để tránh nhầm lẫn. Sau đây là các dạng câu hỏi đuôi đặc biệt mà các bạn cần lưu ý.
CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐUÔI ĐẶC BIỆT
1. Câu hỏi đuôi của ‘I am’
Nếu mệnh đề chính dùng ‘I am’ thì câu hỏi đuôi là ‘aren’t I’. Tuy nhiên, nếu mệnh đề chính dùng ‘I am not/ I’m not’ thì câu hỏi đuôi là ‘am I’.
& Ví dụ:
I am a doctor, aren’t I? (Tôi là bác sĩ mà nhỉ?)
I am not sick, am I? (Con không ốm phải không mẹ?)
2. Câu hỏi đuôi với ‘Let’s’
Nếu mệnh đề chính dùng ‘Let’s’ thì câu hỏi đuôi là ‘Shall we’.
& Ví dụ:
Let’s go shopping, shall we? (Chúng ta đi mua sắm nhé?)
3. Câu hỏi đuôi với ‘Everyone, Everybody, Anybody, Anyone’
Khi mệnh đề chính có chủ ngữ là những đại từ bất định như ‘Everyone, Everybody, Anybody, Anyone, …’ thì câu hỏi đuôi dạng đặc biệt có chủ ngữ là ‘they’.
& Ví dụ:
Everyone listens to music, don’t they? (Mọi người đều nghe nhạc phải không?)
Someone isn’t in the living room, are they? (Ai đó không ở trong phòng khách nhỉ?)
4. Câu hỏi đuôi với ‘Nobody, Nothing, No one’
Đối với mệnh đề chính có chủ ngữ là ‘Nobody, No one’ được xem như câu tường thuật phủ định nên câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định. Đặc biệt, với ‘No one, Nobody’, thì phần câu hỏi đuôi sẽ là ‘they’, còn với ‘Nothing’ thì phần câu hỏi đuôi sẽ là ‘it’.
& Ví dụ:
Nobody remembered my date of birth, did they? (Không ai nhớ ngày sinh của tôi hết, phải không?)
Nothing is special, is it? (Chẳng có gì đặc biệt cả, phải không?)
5. Câu hỏi đuôi với ‘never, seldom, hardly, little, few’
Nếu mệnh đề chính chứa các trạng từ phủ định như ‘never, seldom, hardly, little, few,…’ thì phần câu hỏi đuôi sẽ vẫn ở dạng khẳng định.
& Ví dụ:
She hardly eats rice, does she? (Cô ấy hầu như không ăn cơm, phải không?)
6. Câu hỏi đuôi với ‘It seems that…’
Câu có cấu trúc ‘It seems that…’ thì mệnh đề chính sẽ là mệnh đề đứng sau ‘that’ và phần câu hỏi đuôi sẽ áp dụng quy tắc như bình thường.
& Ví dụ:
It seems that it is going to rain, isn’t it? (Hình như trời sắp mưa nhỉ?)
It seems that you don’t want to go with me, do you? (Có vẻ như anh không muốn đi cùng tôi nhỉ?)
7. Câu hỏi đuôi với ‘to infinitive’
Nếu câu có chủ ngữ là một mệnh đề, một danh ngữ, động từ dạng ‘to infinitive’ thì phần câu hỏi đuôi sẽ dùng ‘it’ là chủ ngữ.
& Ví dụ:
What she is speaking is very interesting, isn’t it? (Những gì cô ấy đang nói thật thú vị, phải không?)
Singing helps us reduce stress, doesn’t it? (Hát giúp chúng ta giảm stress nhỉ?)
To play video games doesn’t entertain us much, does it? (Chơi trò chơi điện tử không giúp chúng ta giải trí lắm, phải không?)
8. Câu hỏi đuôi với mệnh đề chính là câu mệnh lệnh
Nếu câu ở phần mệnh đề chính là câu mệnh lệnh thì phần câu hỏi đuôi sẽ là “will you?”
& Ví dụ:
Sit down, will you? (Anh sẽ ngồi chứ?)
Don’t make noise, will you? (Các em sẽ không làm ồn, đúng không?)
9. Câu hỏi đuôi với ‘I wish’
Nếu câu ở mệnh đề chính là câu điều ước thì phần câu hỏi đuôi sẽ dùng ‘may’.
& Ví dụ:
She wishes she would have more money, may she? (Cô ta ước cô ta sẽ có nhiều tiền, phải không?)
10. Câu hỏi đuôi dạng đặc biệt với ‘one’
Nếu chủ ngữ của mệnh đề chính là ‘One’ thì phần câu hỏi đuôi sẽ có chủ ngữ là ‘one/ you’.
& Ví dụ:
One can sing this song, can’t you? (Một bạn nào đó có thể hát bài này, đúng không?)
11. Câu hỏi đuôi với ‘must’
Nếu câu ở mệnh đề chính có chứa ‘must’:
& Ví dụ:
I must work a lot to meet the deadline, needn’t I? (Tôi phải làm việc thật nhiều để kịp hạn nộp, đúng không?)
& Ví dụ:
They must wear the uniform on Monday, mustn’t they? (Họ phải mặc đồng phục vào thứ Hai, đúng không?)
He mustn’t drink alcohol, must he? (Anh ta không được uống bia rượu, phải không?)
& Ví dụ:
He must come early, doesn’t he? (Chắc là anh ta đến sớm đấy nhỉ?)
The child must be very happy, is he? (Thằng bé chắc là vui lắm đấy nhỉ?)
12. Nếu câu ở mệnh đề chính là câu cảm thán (What a/an…, how…, such a/an…) thì danh từ trong câu cảm thán sẽ là chủ ngữ chính của câu. Từ đó ta sẽ biến đổi danh từ sang đại từ thích hợp để làm chủ ngữ trong phần câu hỏi đuôi.
& Ví dụ:
What a lovely kitten, isn’t it? (Con mèo kia đáng yêu quá, phải không?)
How a handsome boy, isn’t he? (Anh ta đẹp trai, đúng không?)
13. Câu hỏi đuôi với ‘I think/ feel/ expect…’
Nếu có cấu trúc dạng: I + động từ tình thái (feel, think, expect,…) + mệnh đề (clause) thì phần câu hỏi đuôi sẽ được chia theo mệnh đề phụ trong câu. Khi đó, ta áp dụng các quy tắc câu hỏi đuôi như bình thường.
Lưu ý: Khi các động từ này ở dạng phủ định thì phần câu hỏi đuôi sẽ chia ở dạng khẳng định. Tuy nhiên, chủ ngữ ở phần câu hỏi đuôi sẽ là chủ ngữ của mệnh đề phụ.
& Ví dụ:
They believe ghosts exist, don’t they? (Họ tin là ma tồn tại, đúng không?)
I don’t think she can do it, can’t she? (Tôi không nghĩ là cô ấy có thể làm được, phải không?)
Ngoài ra, nếu chủ ngữ là danh từ/ đại từ khác “I”, thì phần câu hỏi đuôi sẽ được chia theo mệnh đề có chứa các động từ trên và áp dụng các quy tắc chia phần câu hỏi đuôi như bình thường.
& Ví dụ:
They expect she will come soon, don’t they? (Họ hy vọng cô ta sẽ đến sớm hả?)
My mother doesn’t think I am fine, does she? (Mẹ tôi không nghĩ là tôi vẫn khỏe à?)
14. Câu hỏi đuôi với ‘had better, would rather’
Nếu câu ở mệnh đề chính có chứa ‘had better’ hoặc ‘would rather’ thì ta coi ‘had’, ‘would’ là trợ động từ và chia phần câu hỏi đuôi như bình thường.
& Ví dụ:
You had better go to the dentist, hadn’t you? (Con nên đi tới bác sĩ nha khoa, đúng không?)
You hadn’t better stay up late, had you? (Cậu không nên thức khuya, phải không nhỉ?)
They’d rather watch movies, wouldn’t they? (Họ thích xem phim hơn, đúng không?)
15. Câu hỏi đuôi với ‘used to’
Trường hợp này, ta cứ việc xem ‘used to’ là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ ‘did’.
Ví dụ:
She used to live here, didn’t she?