Grammar Corner | #13 Câu điều kiện (Conditional sentences)




E-Series - Grammar corner - 13/07/2022

CÂU ĐIỀU KIỆN (CONDITIONAL SENTENCES) 

Định nghĩa 

Câu điều kiện (conditional sentences) là loại câu dùng để diễn tả giả thiết về một sự việc mà nó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra. 

Câu điều kiện bao gồm 2 phần: mệnh đề chính là mệnh đề kết quả và mệnh đề phụ chứa if hay còn gọi là mệnh đề điều kiện. 

Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chỗ cho nhau. Nếu mệnh đề chính đứng trước thì giữa hai mệnh đề không cần dấu phẩy, ngược lại thì phải có dấu phẩy ở giữa. 

 

Phân loại và cấu trúc 

1. Câu điều kiện loại 0 

Câu điều kiện loại 0 dùng để diễn tả điều kiện luôn đúng hoặc có thể xảy ra ở hiện tại, thường dùng để chỉ những sự thật hiển nhiên. 

Cấu trúc: If + S + V(s, es), S + V(s, es). 

& Ví dụ: 

  • If you mix red and yellow, you get orange. (Nếu trộn màu đỏ và màu vàng thì ta có màu cam.) 

Ngoài ra, câu điều kiện loại 0 còn được sử dụng để đưa ra chỉ dẫn, đề nghị. 

& Ví dụ:  

  • Ask me if you are unclear about your homework. (Hỏi tôi nếu bạn chưa rõ về bài tập về nhà của mình nhé.) 

 

2. Câu điều kiện loại 1 

Câu điều kiện loại 1 dùng để giả định những hành động, sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. 

Cấu trúc: If + S + V(s, es), S + can/ should/ will… + V. 

& Ví dụ: 

  • If Sunday is sunny, we will go camping. (Nếu Chủ nhật này trời nắng, chúng tôi sẽ đi cắm trại.) 

 

3. Câu điều kiện loại 2 

Câu điều kiện loại 2 dùng để giả định những hành động, sự việc không có thật ở hiện tại hoặc tương lai.  

Cấu trúc: If + S + V_ed/ V2, S + would/ should + V. 

& Ví dụ: 

  • If I won a lottery, I would travel around the world. (Nếu tôi trúng xổ số, tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới.) 

Lưu ý: Nếu mệnh đề “If” sử dụng động từ “to be” ở thì quá khứ đơn thì ta chỉ sử dụng “to be” là “were” với tất cả các ngôi. 

& Ví dụ: 

  • If I were you, I would study more. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ học nhiều hơn.) 

 

4. Câu điều kiện loại 3 

Câu điều kiện loại 3 dùng để giả định một hành động, sự việc không có thật trong quá khứ. 

Cấu trúc: If + S + had + V_ed/ V3, S + would/ should… + have + V3. 

& Ví dụ: 

  • If Peter had worked harder, he would have earned a promotion. (Nếu Peter làm việc chăm chỉ hơn thì anh ấy đã được thăng chức.) 

 

5. Câu điều kiện hỗn hợp 

Câu điều kiện hỗn hợp 3 – 2 dùng để diễn tả giả thiết trái ngược với quá khứ, nhưng kết quả thì ngược với hiện tại. 

Cấu trúc: If + S + had + V_ed/ V3, S + would/ could… + V. 

& Ví dụ:  

  • If you had bought me a cake, I would be happy now. (Nếu bạn mua cho tôi chiếc bánh kem thì bây giờ tôi đã vui rồi.) 

Câu điều kiện hỗn hợp 2 – 3 dùng để diễn tả giả thiết trái ngược với hiện tại và kết quả trái ngược với quá khứ. 

Cấu trúc: If + S + V_ed/ V2, S + would + have + V_ed/ V3. 

& Ví dụ: 

  • If I run faster, I would have won the race. (Nếu chạy nhanh hơn thì tôi đã thắng cuộc đua rồi.) 

Chú ý: Nếu mệnh đề phụ trong câu điều kiện ở dạng phủ định, ta có thể thay “ifnot” bằng “unless” mà không làm thay đổi nghĩa. 

& Ví dụ:  

  • He won’t go to sleep if you do not tell him a story. (Cậu bé sẽ không đi ngủ nếu bạn không kể truyện cho nó.) 

= He won’t go to sleep unless you tell him story. 

 

Đo ngữ của câu điều kiện 

Đảo ngữ là hình thức đảo vị trí của chủ ngữ và động từ nhằm nhấn mạnh một ý nào đó trong câu. Đảo ngữ trong câu điều kiện được áp dụng với cả 3 loại chính đó là: 

Câu điều kiện loại 1: Should + S + V, S + will + V. 

& Ví dụ: 

  • Should Lisa have free time, she will read books. = If Lisa has free time, she will read books. (Nếu Lisa có thời gian rảnh thì cô ấy sẽ đọc sách.) 

 

Câu điều kiện loại 2:Were+ S + to V,  S+ would + V. 

& Ví dụ:  

  • Were I to learn English, I would study abroad. = If I learned English, I would study abroad. (Nếu tôi học tiếng Anh thì tôi đã đi du học rồi.) 

 

Câu điều kiện loại 3:Had+ S + V3, S + would + have + V3. 

& Ví dụ:  

  • Had you reviewed the lessons, you would have passed the exam. = If you had reviewed the lessons, you would have passed the exam. (Nếu bạn ôn lại bài thì bạn đã vượt qua kì thi rồi.) 


Có thể bạn quan tâm

Have to, don’t have to Chúng ta sử dụng have to + verb (infinitive) để nói về các quy tắc và…
E-Series, Grammar corner, : 18/07/2022
Danh động từ (gerund) được hình thành từ động từ nguyên mẫu thêm đuôi -ing. Danh động từ có thể tồn…
E-Series, Grammar corner, : 17/07/2022
  CÁC DẠNG SO SÁNH TRONG TIẾNG ANH (COMPARISONS) So sánh là một dạng ngữ pháp quan trọng và được sử…
E-Series, Grammar corner, : 16/07/2022
CÁC DẠNG SO SÁNH TRONG TIẾNG ANH (COMPARISONS) So sánh là một dạng ngữ pháp quan trọng và được sử dụng…
E-Series, Grammar corner, : 15/07/2022
TRẠNG TỪ CHỈ CÁCH THỨC (ADVERBS OF MANNER)    Trạng từ chỉ cách thức là gì?  Trạng từ chỉ cách thức…
E-Series, Grammar corner, : 14/07/2022
TÍNH TỪ ĐUÔI -ED VÀ -ING   (ADJECTIVES ENDING IN -ED AND -ING)    Tính từ đuôi -ed và –ing là dạng…
E-Series, Grammar corner, : 12/07/2022